Thi công bọc kết cấu tăng giới hạn chịu lửa

Thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ cháy lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến dư luận trong nước quan tâm hơn đến công tác PCCC, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, siết chặt việc chấp hành quy định an toàn PCCC. 

Cùng Thịnh Phát M&E tìm hiểu về uy định về bậc chịu lửa của nhà, giới hạn chịu lửa kết cấu, diện tích khoang cháy trong nhà và công trình, tầm quan trọng về thi công bọc kết cấu tăng giới hạn chịu lửa nhé.

 

  • GIỚI HẠN CHỊU LỬA ( REI) LÀ GÌ ?

Trong lĩnh vực an toàn cháy, chỉ số về giới hạn chịu lửa (REI) là một khái niệm phổ biến, rất được các chủ đầu tư và cơ quan chức năng quan tâm.

Chỉ số REI là khả năng chống cháy (giới hạn chịu lửa) của một cấu kiện, được xác định theo 3 tiêu chí: Tính ổn định (khả năng chịu tải), tính toàn vẹn (không nứt gãy, bể vỡ) và khả năng cách nhiệt (không cháy lan).

R (Load-Bearing):Tải trọng chịu lực. Khả năng bảo tồn đặc tính cơ học và chịu tải có liên quan trong một đám cháy thông thường.

E (Integrity): Tính toàn vẹn. Là giới hạn mà tại đó cấu kiện vẫn được duy trì toàn vẹn mà không bị nứt gãy, bể vỡ, …

I (Thermal Insulation): Khả năng cách nhiệt. Là giới hạn mà tại đó, cấu kiện vẫn giữ được khả năng ngăn cháy lan.

Chỉ sô chống cháy REI là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu thí nghiệm chịu lửa theo chế độ gia nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi cấu kiện bắt đầu xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu mất khả năng chịu tải, tính toàn vẹn, chống cháy lan. REI được biểu thị bằng phút, thường là  30, 60, 90, 120, 150,… Theo qui định an toàn cháy trong xây dựng cho từng loại công trình và yêu cầu của chủ đầu tư (không thấp hơn so với qui định), đơn vị tư vấn thiết kế lựa chọn chỉ REI thích hợp.

  • BẬC CHỊU LỬA LÀ GÌ ?

Tại Điều 1.5.1 của QCVN 06:2022/BXD quy định “Trong các nhà, khi thiết kế phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian và kỹ thuật công trình để bảo đảm khi xảy ra cháy thì nhà vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể và tính bất biến hình trong một khoảng thời gian nhất định, được quy định bằng bậc chịu lửa của nhà”.

Như vậy, để đặc trưng cho khả năng duy trì tính ổn định tổng thể và tính bất biến hình trong điều kiện cháy của nhà và công trình, người ta chia thành các khoảng thời gian khác nhau, được gọi là bậc chịu lửa. Cũng có thể nhận thấy rằng bậc chịu lửa của nhà/ công trình được xác định dựa trên thời gian duy trì khả năng làm việc trong điều kiện cháy của các kết cấu/cấu kiện sử dụng để xây dựng nhà, công trình và khoang cháy đó, được gọi là giới hạn chịu lửa của các kết cấu/ cấu kiện trong nhà và công trình (Điều 1.4.18 và Điều 2.2.1.2 QCVN 06:2022/BXD).

  • Ý NGHĨA CỦA VIỆC THI CÔNG BỌC KẾT CẤU TĂNG GIỚI HẠN CHỊU LỬA TRONG PCCC

Đối với nhà, công trình (hoặc khoang cháy), xác định bậc chịu lửa là yêu cầu đầu tiên cần đặt ra khi thiết kế hệ thống PCCC. Bậc chịu lửa của nhà, công trình, khoang cháy được thiết lập phụ thuộc vào số tầng (hoặc chiều cao PCCC của nhà), nhóm nguy hiểm cháy theo công năng, diện tích khoang cháy và tính nguy hiểm cháy của các quá trình công nghệ diễn ra trong nhà, công trình, khoang cháy. Do đó, việc xác định bậc chịu lửa của công trình có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để hình thành các giải pháp an toàn cháy chung của công trình. Hiện nay, nhà và công trình được phân thành 05 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V tương ứng thời gian duy trì trong điều kiện cháy giảm dần:

(Trích Bảng 4 – QCVN 06:2022/BXD)

Có một số loại nhà và công trình bắt buộc phải đạt bậc chịu lửa I, ví dụ: Nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2 (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ…), F4.3 (Trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan Nhà nước các cấp, nhà làm việc của nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp…) và nhà hỗn hợp; Nhà có chiều cao PCCC từ trên 75 m đến 100 m thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 (Nhà chung cư; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự) nhưng cũng có một số loại hình công trình quy định tối thiểu đạt bậc chịu lửa II, III hoặc IV.

Căn cứ Bảng 4 nêu trên, có thể thấy bậc chịu lửa của nhà được định bởi giới hạn chịu lửa tối thiểu của kết cấu, cấu kiện trong ngôi nhà đó, và ngược lại, khi xác định được yêu cầu tối thiểu về Bậc chịu lửa của nhà (dựa trên nhu cầu về kích thước khoang cháy, chiều cao công trình) thì có thể xác định giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu, cấu kiện. Các cấu kiện xây dựng của nhà và công trình, phụ thuộc vào khả năng của chúng chống lại tác động của đám cháy và sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm cháy của đám cháy trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn, được phân thành các cấu kiện xây dựng với các giới hạn chịu lửa 15 min; 30 min; 45 min; 60 min; 90 min; 120 min; 150 min; 180 min; 240 min. Việc phân giới hạn chịu lửa giúp chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thuận tiện trong việc lựa chọn kết cấu, cấu kiện phù hợp với mục đích sử dụng và phù hợp với yêu cầu chống cháy trong nhà và công trình.

Hiện nay có rất nhiều công ty nhận thi công các công trình về PCCC. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng mang đến cho bạn sự an tâm nhất. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến địa chỉ tin cậy để tránh “tiền mất tật mang”.

Nếu còn nhiều thắc mắc, hãy ghé qua website chính thức của Thịnh Phát M&E thường xuyên nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công ty TNHH Xây Lắp – Cơ Điện và Thương Mại Thịnh Phát
  •  Văn phòng: Số 30/11 Đường TA9, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
  •  Xưởng SX: Số 81 Đường TL15, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
  •  Hotline: 0978.004.579 – 0942.004.579
  •  cskh@thinhphatmep.vn
  •  MST: 0889721095

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *