Quy trình thẩm duyệt PCCC năm 2024 mới nhất

Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm các giấy tờ nào, thẩm duyệt thiết kế trong thời hạn bao lâu?
Cùng Thịnh Phát M&E https://thinhphatmep.vn/ tìm hiểu quy trình nhé !

Nói một cách đơn giản, quy trình thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cũng giống như xin giấy phép xây dựng nhà ở. Việc thực hiện theo một quy trình cụ thể mà chúng ta cần thực hiện như sau.

Bước 1: Khi muốn thi công hệ thống, bạn cần tìm một công ty chuyên nghiệp đáp ứng quy định về năng lực thiết kế PCCC. Có tư cách pháp nhân tư vấn, khảo sát, lập báo giá trọn gói công trình PCCC.

Bước 2: Căn cứ vào thực tế, quy mô và yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế sẽ đưa ra bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC cho toàn bộ công trình.

Bước 3: Khi nhận thiết kế, thông thường đơn vị tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC để trình thẩm duyệt về PCCC trên bản vẽ xem có đúng và đủ theo quy định về thẩm duyệt thiết kế PCCC hay không?

Bước 4: Nếu thủ tục thẩm duyệt đạt yêu cầu thì cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. Khi đó, chủ đầu tư sẽ mời nhà thầu chuyên về PCCC đến triển khai công việc. Có thể thuê tư vấn giám sát để giám sát thi công xây dựng công trình do mình thiết kế.

Bước 5: Sau khi thi công xong, đơn vị chủ đầu tư tiến hành lập hồ sơ đề nghị cơ quan PCCC nghiệm thu công trình hoàn thành. Nếu đáp ứng yêu cầu thì coi như đã cơ bản hoàn thành việc thi công PCCC.

  • Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

Đối với đồ án quy hoạch xây dựng

(1) Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06); 

(2) Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt) 

(1) Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; 

(3) Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;

Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình

(1) Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

(2) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; 

(3) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 

(4) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế hệ thống PCCC thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình

(1) Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

(2) Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

(3) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; 

(4) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 

(5) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống PCCC

(6) Dự toán xây dựng công trình; 

(7) Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

(8) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); 

(9) Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);

Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy

(1) Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

(2) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 

(3) Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

Lưu ý: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. 

Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

(Theo Khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

  • Thời gian cơ quan Nhà Nước thẩm duyệt thiết kế PCCC

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
  • Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
  • Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;
  • Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
  • Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

(Quy định tại Khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

  • Lệ phí cho hồ sơ thẩm duyệt PCCC

Nhìn vào các công thức tính chi phí thẩm duyệt PCCC phía trên thì khá phức tạp, cần phải có kiến thức, chuyên môn trong lĩnh vực này. Còn với các chủ đầu tư, con số cụ thể về mức chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.

Tuy nhiên trong Thông tư số 61/2020/TT-BTC đã có sự điều chỉnh về chi phí thẩm định PCCC. Cụ thể là chi phí thẩm duyệt PCCC mới nhất chỉ phải nộp bằng 50% mức thu phí quy định tại Điều 5 Thông tư số 258/2016/TT-BTC. Nghĩa là mức chi phí thẩm định PCCC hiện tại tối thiểu là 250.000 đồng/dự án và tối đa là 75.000.000 đồng/dự án. Mức thu phí này được áp dụng để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19, hiệu lực kéo dài từ 01/01 – 30/06/2022.

Tại VQTECH, chi phí thẩm duyệt PCCC có thể thay đổi theo nhiều yếu tố như loại công trình, phí làm hồ sơ PCCC tuỳ mức. Chính vì thế, để được hỗ trợ, tư vấn chính xác cũng như nhanh chóng nhất về chi phí thẩm duyệt PCCC, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp

NẾU QUÝ KHÁCH CẦN CHÚNG TÔI THỰC HIỆN THẨM DUYỆT XIN LIÊN HỆ VỚI HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT VÀ TẬN TÌNH NHẤT

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP– CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI THỊNH PHÁT

Văn phòng: Số 30/11 Đường TA9, Phường Thới An, quận 12, TP.HCM

Xưởng sản xuất: Số 81 Đường TL15, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM

Hotline: 0978.004.579 – 0942.004.579

Email: cskh@thinhphatmep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *